Giá lúa mì, ngô và đậu tương tiếp đà tăng
Giá đậu tương trên sàn Chicago tăng lên mức cao nhất 1 tuần, do lạc quan về quan hệ thương mại Mỹ - Trung, nước mua đậu tương lớn nhất thế giới, sau khi các nhà lãnh đạo 2 nước điện đàm qua điện thoại trong hơn 1 giờ. Giá lúa mì tăng do hoạt động mua bù thiếu, căng thẳng giữa các nước cung cấp ngũ cốc lớn Nga – Ukraine gia tăng.
Trên sàn Chicago, giá đậu tương kỳ hạn tháng 7/2025 tăng 9 US cent lên 10,54 USD/bushel, sau khi tăng lên 10,56-3/4 USD/bushel – cao nhất kể từ ngày 28/5/2025. Giá ngô kỳ hạn tháng 7/2025 tăng 3/4 US cent lên 4,39-1/2 USD/bushel và giá lúa mì giao cùng kỳ hạn tăng 2-3/4 US cent lên 5,46 USD/bushel.
Các nhà giao dịch tiếp tục theo dõi diễn biến ở khu vực Biển Đen, nơi Ukraine đã tăng cường tấn công vào các mục tiêu của Nga. Điện Kremlin cho biết Nga sẽ đáp trả các cuộc tấn công mới nhất của Ukraine khi quân đội của họ thấy phù hợp, làm gia tăng lo ngại về nguồn cung ngũ cốc.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc điện đàm hiếm hoi giữa hai nhà lãnh đạo nhằm nỗ lực giải quyết các tranh chấp thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới và họ đã đồng ý sẽ thảo luận thêm, theo bản tóm tắt cuộc điện đàm của Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Một số nhà môi giới đã trích dẫn dự báo thời tiết ẩm hơn và khô hơn ở vùng Trung Tây Hoa Kỳ vào giữa tháng 6, có khả năng gây căng thẳng cho vụ đậu nành mới trồng.
Các nhà giao dịch đang bắt đầu điều chỉnh vị thế trước báo cáo cung cầu hàng tháng của USDA vào ngày 12 tháng 6, trong đó chính phủ sẽ cập nhật ước tỉnh về sản lượng kia mi mùa đông năm 2025 của Hoa Kỳ.
Giá đồng cao nhất 2 tháng
Giá đồng đạt mức cao nhất 2 tháng, được thúc đẩy bởi hoạt động đầu cơ sau khi giá giảm, do tồn trữ tại London tăng và một mỏ khai thác lớn tại Congo ngừng hoạt động.
Giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn London tăng 1,1% lên 9.727 USD/tấn, sau khi đạt 9.809,5 USD/tấn – cao nhất kể từ ngày 31/3/2025.
Đồng thời, giá đồng trên sàn Comex tăng 1,1% lên 4,94 USD/lb.
Tồn trữ đồng tại London giảm xuống 138.000 tấn – thấp nhất gần 1 năm và giảm gần 1/2 tính từ đầu năm đến nay. Trong khi tồn trữ đồng trên sàn Comex tăng vọt 90% trong 2 tháng qua.
Giá bạc tăng lên cao nhất 13 năm
Sự sụt giảm của chỉ số đô la vào thứ năm xuống mức thấp nhất trong 6 tuần là động thái tăng giá cho kim loại.
Ngoài ra, hành động cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản của ECB vào thứ năm đang hỗ trợ nhu cầu kim loại quý như một kho lưu trữ giá trị.
Ngoài ra, tin tức kinh tế Hoa Kỳ vào thứ năm, cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần bất ngờ tăng lên mức cao nhất trong 7-3/4 tháng, là tin ôn hòa đối với chính sách của Fed và tích cực đối với kim loại quý.
Cuối cùng, giá kim loại quý tiếp tục được hỗ trợ như một nơi trú ẩn an toàn khỏi căng thẳng thương mại toàn cầu và căng thẳng địa chính trị ở Ukraine và Trung Đông.
Giá bạc tăng vọt do hy vọng căng thẳng thương mại Mỹ-Trung sẽ dịu đi sau khi hãng thông tấn Xinhua đưa tin rằng Tổng thống Hoa Kỳ Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc điện đàm.
Chủ tịch ECB Lagarde cho biết ECB đang tiến gần đến giai đoạn cuối của chu kỳ cắt giảm lãi suất với đợt cắt giảm lãi suất vào thứ năm, trong khi Thống đốc Fed Kugler và Chủ tịch Fed Philadelphia Harker cho biết họ ủng hộ việc giữ nguyên lãi suất.
Hoạt động giao dịch cà phê trong nước khá trầm lắng
Đồng real mạnh lên khiến các nhà sản xuất cà phê tại Brazil không mặn mà mấy trong việc bán hàng ra thị trường xuất khẩu.
Công ty I & M Smith cho biết, các tháng mùa đông đang bắt đầu tại bán cầu Nam. Yếu tố thời tiết này thường khiến thị trường cà phê chuyển sự chú ý sang Brazil – quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới – nơi thời tiết lạnh hơn bắt đầu xuất hiện tại các vùng trồng cà phê rộng lớn.
Mặc dù các đợt lạnh nghiêm trọng hiếm khi xảy ra trên vành đai cà phê của Brazil, nhưng hiện tượng sương giá vào tháng 7/2021 là một ngoại lệ, với mức độ thiệt hại nặng nề cho cây cà phê cả về diện tích bị ảnh hưởng và mức độ nghiêm trọng.
Bất kỳ hiện tượng thời tiết lạnh bất ngờ nào có thể xảy ra ở các vùng trồng cà phê của Brazil đều có thể ảnh hưởng đến vụ mùa arabica trong chu kỳ hai năm một lần từ tháng 7/2025 đến tháng 6/2026 – hiện đang trong giai đoạn chín và bắt đầu được thu hoạch. Dự kiến hoạt động thu hoạch sẽ tăng tốc trong những tuần tới trên khắp các vùng arabica rộng lớn và có độ cao khác nhau.
Các vụ mùa robusta mới từ Indonesia và Uganda dự kiến sẽ sớm được đưa ra thị trường tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu trong nửa cuối năm nay. Trong đó, Indonesia dự kiến sản xuất 10,7 triệu bao trong niên vụ 2025/26, với xuất khẩu khoảng 6,5 triệu bao, chiếm 12,5% thị phần toàn cầu. Uganda – nhà sản xuất robusta lớn nhất châu Phi – dự kiến thu hoạch 5,85 triệu bao và xuất khẩu 5,5 triệu bao, tương đương 10% thị phần toàn cầu.